Dẫn động cầu trước là gì? Có tác dụng gì?

Dẫn động cầu trước (Front Wheel Drive), viết tắt là FWD, là dạng bố trí động cơ và hộp số lên phía trước xe. Sự bố trí này giúp cho toàn bộ sức mạnh, khả năng vận hành của xe được dồn trực tiếp lên bánh xe trước, từ đó kéo theo 2 bánh sau tạo sự chuyển động cho xe. 

Hệ dẫn động này cũng được tối giản toàn bộ cần trục động cũng như các linh kiện dẫn động ra cầu sau, từ đó nội thất xe được tối giản, giá thành cũng hợp lý hơn rất nhiều. Chính vì thế mà những dòng xe được trang bị hệ dẫn động cầu trước FWD như sedan, hatchback và xe gia đình hiện nay rất được yêu thích.

Dẫn động cầu trước là gì

Dẫn động cầu trước hay còn được gọi là FWD (Front Wheel Drive) (Nguồn: Sưu tầm)

Ưu điểm của hệ thống dẫn động cầu trước ô tô

Trong những năm đầu thế kỷ 20, kiểu xe được bố trí dẫn động cầu trước FWD không những không phổ biến mà còn thuộc dạng “hiếm có khó tìm”. Thế nhưng ngày nay, hầu như các xe ô tô đều sử dụng hệ dẫn động này. Đây được đánh giá là một cuộc dịch chuyển lớn trong ngành công nghiệp ô tô từ hệ dẫn động cầu sau sang dẫn động cầu trước.

Một số ưu điểm giúp hệ dẫn động này ngày càng được ưu tiên sử dụng như: 

  • Kết cấu đơn giản: Hệ dẫn động cầu trước cắt giảm toàn bộ cần trục động và các linh kiện dẫn động ra cầu sau, giúp tối ưu không gian nội thất xe 
  • Giúp cải thiện trọng lượng xe
  • Tiết kiệm nhiên liệu
  • Tăng độ bám đường ở bánh trước: Vì động cơ được đặt ở phía trên trục trước của hệ dẫn động FWD chính vì thế cho nên trọng lượng của xe được truyền thẳng xuống bánh dẫn động, khả năng xe di chuyển ở các mặt đường trơn trượt cũng tốt hơn rất nhiều.
  • Tăng trải nghiệm lái: FWD với lực dẫn động được đặt ở 2 bánh trước, do đó xe sẽ ổn định hơn khi di chuyển trên đường.

Ưu điểm của hệ thống dẫn động cầu trước FWD

Ưu điểm của hệ thống dẫn động cầu trước ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Nhược điểm của hệ dẫn động cầu trước ô tô

Ngoài những ưu điểm kể trên, hệ dẫn động FWD vẫn tồn tại một vài nhược điểm liên quan đến tính năng của xe ô tô. Đầu tiên phải kể đến trường hợp phân bố trọng lượng tập trung xuống phía sau xe. Với sự bố trí này, hệ dẫn động cầu trước gặp phải nhiều khó khăn khi cho xe tăng tốc và không có ưu thế trên một số đoạn đường (ví dụ: dễ bị trượt hơn khi di chuyển trên đường có độ dốc cao, hệ số ma sát thấp,...) 

Đồng thời khi điều khiển xe ô tô sử dụng FWD, bạn cần hết sức lưu ý vì rất dễ gặp phải hiện tượng "oversteer". Đây là tên gọi cho trường hợp bánh sau bị trượt và không giữ được ma sát. 

Nhược điểm của hệ dẫn động cầu trước FWD

Nhược điểm của hệ dẫn động cầu trước ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

So sánh xe dẫn động cầu trước FWD và cầu sau RWD?

Đối với ô tô, ngoài các yếu tố như hệ thống động cơ, hệ thống lái,... thì hệ dẫn động cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của xe. Hệ thống dẫn động có nhiệm vụ quan trọng đó là truyền tải năng lượng từ động cơ đến các bánh để xe có thể vận hành. Thực tế, trên thị trường hiện nay có tất cả 4 loại dẫn động, tuy nhiên, người dùng thường dành mối quan tâm và đặt lên bàn cân so sánh về hai loại dẫn động đó là cầu trước và cầu sau. Trong phần nội dung dưới đây, chúng tôi đã so sánh hai hệ dẫn động này trên một vài tiêu chí để người dùng có được sự đánh giá khách quan, thông tin bao quát về FWD và RWD.

 

Dẫn động cầu trước FWD

Dẫn động cầu sau RWD

Khái niệm

Với xe sử dụng dẫn động FWD, hệ thống động cơ và hộp số sẽ được đặt ở phần đầu xe. Thiết kế này nhằm mục đích dồn lực đẩy trực tiếp lên bánh trước, từ đó sẽ kéo theo 2 bánh sau để xe có thể chuyển động.

Với xe sử dụng dẫn động RWD như đối với xe Toyota, thường thì động cơ sẽ đặt phía trước, thông qua hệ thống truyền lực để dẫn động 2 bánh sau chuyển động.

Nguyên lý hoạt động

Cấu tạo của hệ dẫn động cầu trước khá đơn giản gồm 1 hệ truyền động đặt ở cầu trước. Với cấu tạo này, sức mạnh từ động cơ sẽ được truyền qua hộp số giúp cho 2 bánh xe trước quay và “kéo” theo 2 bánh sau để xe có thể di chuyển.

Hệ dẫn động cầu sau sẽ nhận được sức mạnh của phần động cơ được đặt phía trước đến trục truyền động được bố trí ở cầu sau bởi trục các-đăng. Từ đó, 2 bánh sau của xe RWD sẽ chuyển động trước và “đẩy” 2 bánh trước để xe có thể di chuyển.

Ưu điểm

- Cấu tạo đơn giản, không cần phải kết hợp nhiều kết cấu cơ khí phức tạp, từ đó giảm chi phí sản xuất và giá thành của xe.

- Xe dẫn động cầu trước có trọng lượng nhẹ, động cơ và trục dẫn động có khoảng cách gần nên sẽ tiết kiệm được nhiên liệu vận hành.

- Không gian nội thất của xe FWD được mở rộng, sàn xe bằng phẳng bởi vì trục truyền động và cầu trục sau được “cắt giảm”.

- Các hệ thống phụ trợ như hệ thống phanh, hệ thống treo cũng được bố trí dễ dàng hơn cho xe FWD.

- Trong điều kiện đường trơn, người lái xe có thể phanh xe an toàn hơn vì công dụng làm tăng độ bám đường cho bánh do lực được truyền trực tiếp từ các trục xuống bánh xe của hệ dẫn động FWD.

- Phần đầu xe được giảm tải khối lượng vì được chuyển hệ thống truyền động ra phía sau. Phương tiện được tạo sự cân bằng và hoạt động ổn định hơn.

- Sự đồng đều của quá trình truyền tải động năng và trọng lượng xe từ sau ra trước giúp thời gian tăng tốc của phương tiện diễn ra nhanh hơn.

- Xe dễ dàng mở góc trong tình huống đánh lái hay quay đầu. Với ưu điểm này, người điều khiển phương tiện có thể thực hiện được nhiều kỹ thuật lái xe hơn trên nhiều địa hình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hệ dẫn động này thường được trang bị cho dòng xe thể thao.

- Tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa vì trong quá trình bảo dưỡng, bạn có thể dễ dàng tháo rời các chi tiết để vệ sinh, từ đó tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh và treo trên. 

Nhược điểm

- Phần đầu xe bị “quá tải” do có nhiều hệ thống nên trọng lượng xe khá nặng, ảnh hưởng nhiều đến khả năng tăng tốc của xe. 

- Sự chênh lệch giữa phần đầu và đuôi xe cũng có thể gây ra hiện tượng bánh sau trượt dài, mất kiểm soát khi xe đang cua gấp ở vận tốc cao.

- Tuổi thọ lốp trước bị giảm sút khi phải chịu tác động lớn từ quá trình vận hành.

- Hệ dẫn động cầu sau có cấu tạo gồm nhiều chi tiết nên có trọng lượng nặng, từ đó, giá thành và mức tiêu hao nhiên liệu cũng cao hơn so với hệ dẫn động cầu trước.

- Ở những dòng ô tô RWD sử dụng công suất lớn hay mômen xoắn cao cho vòng tua thấp cũng thường xuyên gặp phải hiện tượng trượt bánh xe hay thân xe bị quay ngang khi tăng tốc đột ngột.

- Hệ dẫn động cầu sau có một nhược điểm nữa đó là chỉ chủ động ở một chiều, do đó trong các trường hợp xấu như xe mất lái sẽ làm mất độ bám của bánh. Tình huống văng đuôi xe và sa lầy bánh sau sẽ có thể xảy ra.

cầu trước FWD và cầu sau RWD

So sánh xe dẫn động cầu trước FWD và cầu sau RWD (Nguồn: Sưu tầm)

Trên thị trường ô tô hiện nay, FWD là hệ dẫn động phổ biến được các hãng sản xuất xe ô tô ưu ái sử dụng. Hiện nay, hệ dẫn động cầu trước xuất hiện phổ biến trên các dòng xe gia đình, xe đô thị, xe sedan cỡ nhỏ và cỡ trung. Một số dòng xe Toyota cũng trang bị hệ dẫn động này như: Toyota Camry, Toyota Corolla Cross, Toyota Vios, Toyota Yaris,... Quý khách hàng quan tâm có thể đăng ký lái thử để trải nghiệm sự mượt mà của hệ dẫn động cầu trước mà Toyota đã trang bị cho các dòng xe của mình. Để biết thêm chi tiết, quý khách có thể liên hệ với Toyota qua:

  • Tổng đài tư vấn: 1800 1524 - 0916 001 524 
  • Email chăm sóc khách hàng: tmv_cs@toyota.com.vn

>>> Xem thêm:

Tag: cầu xe là gì, hệ thống phun xăng điện tử là gì, cảm biến lưu lượng khí nạp là gì, trục cam là gì, thước lái ô tô là gì, két nước ô tô là gì, momen xoắn là gì, ắc quy ô tô là gì, mã lực là gì, áp suất lốp là gì, phanh tang trống là gì

Khám phá thêm về Toyota tại:

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter