Hệ thống bôi trơn là gì?

Hệ thống bôi trơn là hệ thống vận chuyển chất bôi trơn đến các chi tiết của động cơ xe. Chất bôi trơn phổ biến nhất là dầu khoáng hoặc dầu nhớt tổng hợp, với độ nhớt thích hợp. Sự hoạt động ổn định của hệ thống này sẽ giúp cho chất bôi trơn được phân phối đều và thường xuyên trên các chi tiết cần thiết bên trong động cơ. 

Hệ thống bôi trơn là một bộ phận quan trọng trên xe ô tô. Nếu không có hệ thống này hoặc nó bị hư hỏng sẽ có nhiều vấn đề nghiêm trọng xảy ra cho động cơ. Chẳng hạn như động cơ quá nhiệt, bó/kẹt máy, mài mòn quá mức… Do đó, động cơ xe dễ bị hao mòn và giảm tuổi thọ. 

Hệ thống bôi trơn được ứng dụng trong ngành sản xuất ô tôHệ thống bôi trơn là bộ phận có vai trò quan trọng trên ô tô (Nguồn: sưu tầm)

Sơ đồ cấu tạo cơ bản của hệ thống bôi trơn

Hệ thống này được cấu tạo bởi các thành phần chính sau đây:

Bơm dầu

Đây là bộ phận cung cấp dầu tới các bề mặt cần bôi trơn bên trong động cơ. Trong quá trình hoạt động, các cặn bẩn phát sinh trong quá trình hoạt động của động cơ có thể làm tắc bơm dầu. Khi đó, các bộ phận trong động cơ sẽ không được bôi trơn đầy đủ dẫn đến hư hỏng, thậm chí động cơ cơ thể bị kẹt hoàn toàn. Vì vậy, người dùng cần chú ý thay bộ lọc cũng như thay dầu nhớt định kỳ. 

Bộ lọc dầu

Theo thời gian, dầu động cơ sẽ nhiễm bẩn dần do cặn bẩn (mạt kim loại, muôi than…) hình thành trong quá trình hoạt động của động cơ. Bộ lọc dầu có nhiệm vụ làm sạch dầu cung cấp từ bơm dầu khỏi các cặn bẩn kể trên trước khi cung cấp tới bề mặt của các chi tiết cần bôi trơn. Bộ lọc dầu được lắp đặt tại một số vị trí nhất định trên hệ thống bôi trơn. 

Két làm mát dầu

Ở một số kiểu xe, két làm mát dầu được trang bị với mục đích tản nhiệt cho dầu động cơ. Điều này giúp duy trì dầu động cơ luôn ở nhiệt độ làm việc thích hợp. 

Sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn xe ô tôSơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn

Khi động cơ hoạt động, dầu bôi trơn từ đáy các-te sẽ được bơm dầu hút và vận chuyển đến lọc dầu. Từ bộ lọc, dầu sẽ được cung cấp tới bề mặt các chi tiết cần được bôi trơn như piston, xi lanh, trục cam - bạc trục cam, trục khủy - bạc trục khuỷu, nắp máy, con đội… Ngoài ra dầu cũng sẽ được cung cấp tới các hệ thống sử dụng áp suất dầu để hoạt bên trong động cơ như hệ thống điều khiển pha phối khí (VVT-i)... Sau cùng, dầu sẽ được hồi trở về đáy các-te để tái sử dụng.

Như vậy, có thể thấy nguyên lý hoạt động của hệ thống này quá trình lưu thông tuần hoàn, đều đặn của chất bôi trơn qua các bộ phận. Từ đó, đảm bảo cho các chi tiết của động cơ được bôi trơn đầy đủ và hoạt động ổn định hơn. 

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơnNguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn (Nguồn: Sưu tầm)

Công dụng của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Dưới đây là các công dụng cụ thể của hệ thống bôi trơn mà người dùng nên biết:

  • Bôi trơn các bề mặt có chi tiết chuyển động tương đối với nhau để giảm ma sát
  • Làm sạch các bề mặt chuyển động tương đối khỏi các cặn bẩn phát sinh trong quá trình hoạt động để giảm mài mòn
  • Tản nhiệt và làm mát các chi tiết
  • Chống oxy hóa và bảo vệ bề mặt các chi tiết
  • Góp phần bao kín buồng đốt khi động cơ hoạt động.

Dầu bôi trơn giúp làm mát và hạn chế sự ma sát giữa các chi tiết máyDầu bôi trơn giúp làm mát và hạn chế sự ma sát giữa các chi tiết máy (Nguồn: Sưu tầm)

Các phương pháp bôi trơn động cơ ô tô

Ở mỗi loại động cơ sẽ có những cách bôi trơn khác nhau. Một số phương pháp bôi trơn mà người dùng có thể tham khảo gồm:

Phương pháp bôi trơn bằng vung té dầu

Đây là hệ thống tận dụng chuyển động của các chi tiết (trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng…) để vung té dầu lên các bề mặt cần bôi trơn. Hệ thống này đơn giản, không cần các thiết bị riêng biệt, tuy nhiên hiệu quả bôi trơn cho các chi tiết ở xa và trên cao kém.

Phương pháp bôi trơn hỗn hợp

Đây là cách bôi trơn có thể áp dụng được trên hầu hết các động cơ ô tô. Phương pháp này kết hợp bôi trơn cưỡng bức và bôi trơn vung té dầu. 

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

Hệ thống này dùng bơm dầu để vận chuyển dầu đến các chi tiết cần bôi trơn. Loại hệ thống này sẽ có thêm những các chi tiết riêng biệt để để đảm bảo chất lượng bôi trơn tốt và ổn định. Hệ thống này được ứng dụng trong hầu hết các dòng xe ô tô. 

Bôi trơn bằng dầu pha vào nhiên liệu

Với phương pháp bôi trơn này, dầu sẽ được pha vào nhiên liệu xăng với tỷ lệ nhất định (1/20 hoặc 1/50). Dầu được pha vào xăng theo hỗn hợp nhiên liệu đi vào buồng đốt. Tại đó, dầu sẽ đọng lên bề mặt các chi tiết và bôi trơn trực tiếp các bề mặt đó. Hệ thống này đơn giản tuy nhiên hiệu quả bôi trơn thấp và thường chỉ được sử dụng cho các động cơ 2 kỳ nhỏ.

Các phương pháp bôi trơn động cơ ô tôBôi trơn bằng dầu pha vào nhiên liệu (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào cần bảo dưỡng hệ thống bôi trơn trên ô tô?

Bảo dưỡng bộ phận này là việc làm cần thiết và nên thực hiện định kỳ. 

Mục đích bảo dưỡng

Quá trình bảo dưỡng sẽ đảm bảo hệ thống bôi trơn luôn hoạt động ở tình trạng tốt và kéo dài tuổi thọ của động cơ. Ở mỗi kỳ bảo dưỡng, các kỹ thuật viên sẽ giúp:

  • Kiểm tra số lượng và chất lượng dầu bôi trơn.
  • Kiểm tra, vệ sinh hoặc hoặc thay thế những hạng mục hao mòn theo thời gian (dầu, bộ lọc dầu…) để đảm bảo hiệu suất làm của hệ thống.
  • Kịp thời xác định được những hư hỏng, phát sinh trong quá trình sử dụng và khắc phục nhằm đưa hệ thống về trạng thái làm việc tốt nhất.

Thời gian bảo dưỡng

Thời gian bảo dưỡng đối với hệ thống bôi trơn sẽ phụ thuộc và từng loại xe và điều kiện sử dụng xe khác nhau (thông thường giao động từ 5.000 - 10.000 km hoặc 6 - 12 tháng tùy điều kiện nào đến trước. Bạn hãy tham khảo thông tin trong “Hướng dẫn sử dụng xe” hoặc liên hệ với các Đại lý ủy quyền của Toyota Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết.

Người dùng nên thực hiện bảo dưỡng xe định kỳNgười dùng nên thực hiện bảo dưỡng xe định kỳ (Nguồn: toyotasure.vn)

Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn trên ô tô

Trong quá trình sử dụng, bộ phận này có thể gặp phải những hư hỏng sau đây:

  • Tiêu thụ dầu quá mức

Hư hỏng này xảy ra có thể do một số nguyên nhân như: hệ thống bị rò rỉ dầu hoặc dầu bôi trơn đi vào buồng đốt động cơ và bị đốt cháy. Những hiện tượng này làm cho lượng dầu bị hao hụt. 

  • Áp suất dầu thấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng áp suất dầu thấp. Trong đó những nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm: dầu bôi trơn loãng, bơm dầu bị mòn, đường dẫn dầu bị tắc nghẽn.

  • Áp suất dầu cao

Hiện trạng trên có thể gây ra bởi hư hỏng liên quan đến van an toàn của bộ lọc dầu hoặc tắc nghẽn trên đường dầu của hệ thống

Khi gặp các vấn đề như trên, người dùng cần kịp thời liên hệ và đưa xe đến các Đại lý ủy quyền của Toyota Việt Nam để kiểm tra và sửa chữa nếu cần thiết, tránh gây nên các hư hỏng phát sinh trong quá trình vận hành xe.

Đặc biệt, để đảm bảo quá trình bảo dưỡng, sửa chữa diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, khách hàng sử dụng xe ô tô Toyota có thể tham khảo và đặt lịch dịch vụ bảo dưỡng nhanh. Khi sử dụng dịch vụ này, thời gian chờ đợi tại trạm bảo dưỡng chỉ còn 60 phút, thay vì 2 - 3 tiếng ở dịch vụ bảo dưỡng thông thường.

Ngoài ra, để có thêm thông tin về danh sách xe Toyota hiện đại, mới nhất, khách hàng có thể liên hệ hotline 18001524 để được tư vấn và đăng ký lái thử

Hệ thống hư hỏng do áp suất dầu caoHệ thống hư hỏng do áp suất dầu cao (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là những thông tin về hệ thống bôi trơn động cơ mà chúng tôi đã chia sẻ đến các chủ xe. Thông qua bài viết, người dùng đã phần nào hiểu rõ hơn về vai trò, nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống bôi trơn. Ngoài ra, hãy thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, giúp ô tô vận hành tốt, bền bỉ hơn.

>>> Xem thêm:

Tag: cầu xe là gì, hệ thống phun xăng điện tử là gì, cảm biến lưu lượng khí nạp là gìthước lái ô tô là gì, két nước ô tô là gìmomen xoắn là gì, ắc quy ô tô là gì, mã lực là gì, áp suất lốp là gì, phanh tang trống là gì, hệ thống treo trên ô tô là gì, dây curoa là gì, adaptive cruise control là gì, cruise control là gì

Khám phá thêm về Toyota tại:

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter