Mã lực đo công suất động cơ như thế nào?

Trong hàng loạt thông số của một chiếc ô tô, công suất luôn là đại lượng được quan tâm nhiều nhất vì thông số này thể hiện đặc trưng tốc độ tối đa của chiếc xe. Nhà sản xuất có nhiều phương pháp tính công suất khác nhau nhưng tất cả đều được ghi dưới dạng mã lực để khách hàng dễ dàng hình dung. 

Trước tiên, để hiểu rõ cách mã lực đo công suất động cơ như thế nào, chúng ta cần tìm hiểu mã lực là gì. Mã lực là đơn vị dùng để đo công suất hay đo tỷ lệ sinh công của một động cơ. Hiểu theo cách đơn giản, mã lực chính là công cần thiết mà bạn dùng nếu muốn nâng một vật có khối lượng nặng lên độ cao nhất định trong vòng 1 giây.

Cách tính công suất theo mã lực là việc làm khá khó khăn và phức tạp. Công suất động cơ được các nhà sản xuất đưa ra trong bảng thông số kỹ thuật thường là công suất tối đa xe chạm đến tại vòng tua nhất định. Đường biểu diễn công suất theo từng vòng tua là một đường cong có một điểm cực đại. Giá trị công suất tại điểm cực đại đó chính là công suất tối đa mà động cơ xe ô tô có thể đạt được.

Mã lực là đơn vị biểu thị cho công suất cực đại của xe

Mã lực là đơn vị biểu thị cho công suất cực đại của xe

Cơ chế hoạt động của mã lực trên xe ô tô

Cơ chế hoạt động của mã lực trên xe ô tô liên quan đến mã lực tối đa của động cơ xe. Cho ví dụ, động cơ xe xăng được trang bị hộp số sàn 6 cấp, đạt công suất tối đa là 169 mã lực tại RPM (số vòng quay mỗi phút) là 6.600 vòng/phút. Điều này có nghĩa là khi tốc độ động cơ của xe đạt 6.600 vòng/phút thì mã lực lúc này sẽ tăng lên mức cao nhất là 169. Sau đó mã lực sẽ giảm dần khi động cơ tăng thêm. 

Tốc độ của xe đạt tối đa, mã lực sẽ đạt mức cao nhất

Tốc độ của xe đạt tối đa, mã lực sẽ đạt mức cao nhất

Các loại mã lực

Mã lực cơ học

Mã lực cơ học (Mechanical Horsepower) là loại mã lực được sử dụng để đo các động cơ và mô tơ điện. Ký hiệu viết tắt của mã lực cơ học là HP(I).

Mã lực điện

Mã lực điện là loại được dùng phổ biến trong những nhà máy điện, nhà máy phát điện và sản xuất điện năng. Mã lực điện có kí hiệu là HP(E). Mục đích của loại mã lực này là tính toán sản lượng tạo ra được là bao nhiêu Watt (W) hay bao nhiêu Kilowatt (KW).

Mã lực hệ mét

Mã lực hệ mét (Metric Horsepower) là loại mã lực tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất. Loại mã lực này biểu thị công cần thiết để nâng một vật có trọng lượng 75kg với tốc độ 1m/s. Ở mỗi quốc gia khác nhau, mã lực hệ mét có những ký hiệu tượng trưng khác nhau như: PS (Đức), pk (Hà Lan), HP(M) (Việt Nam),...

Mã lực nồi hơi

Mã lực nồi hơi (Boiler Horsepower) là mã lực dùng để đo công suất của lò hơi hoặc nồi hơi để tạo ra hơi nước. Đây là đơn vị tượng trưng cho khả năng nhiệt hóa của nồi hơi trên một đơn vị thời gian. Mã lực hơi viết tắt là HP(L).

Cách quy đổi sang các đơn vị khác

Có nhiều đơn vị để quy đổi từ mã lực sang. Mỗi đơn vị tương đương với một giá trị khác nhau, cụ thể là:

1 mã lực bằng bao nhiêu W?

Cách để đổi 1 mã lực sang W được tính như sau:

Ta có 1HP = 745,7 W

Từ đó ta có thể dễ dàng chuyển đổi 2 hay nhiều mã lực khác nhau qua W bằng cách tính: Số W = Số mã lực x 745.7

1 mã lực bằng bao nhiêu kW?

Ở Anh, người ta quy đổi 1HP bằng 0.7457 kW, ở Pháp là 0,7355 kW và ở Việt Nam sẽ là 0.75 kW. 

Với những tỉ lệ trên, chúng ta có thể chuyển từ mã lực sang kW một cách vô cùng đơn giản. 

Cách tính như sau: Số kW = Số mã lực x Số quy đổi (tùy theo từng nước)

1 mã lực bằng bao nhiêu CC?

Mặc dù không có công thức cụ thể, tuy nhiên nếu muốn quy đổi mã lực sang CC chúng ta có thể làm như sau:

Trung bình 1 mã lực ~ 16 CC. Con số này cũng có thể dao động từ 14 - 17 CC

Vì vậy, muốn quy đổi mã lực sang CC, ta chỉ cần nhân mã lực của động cơ đó với 16.

Mã lực có thể quy đổi sang nhiều đơn vị

Mã lực có thể quy đổi sang nhiều đơn vị

Việc hiểu rõ về mã lực trên động cơ sẽ giúp cho bạn lựa chọn công suất động cơ trên xe phù hợp với nhu cầu hơn. Hiện nay, các mẫu xe Toyota đều cung cấp thông số kỹ thuật rõ ràng để khách hàng dễ dàng tham khảo. Khách hàng quan tâm tới các dòng xe Toyota có thể đăng ký lái thử để có cơ hội trải nghiệm các dòng xe với nhiều năng tiện lợi và hiện đại. Để biết thêm chi tiết, quý khách có thể liên hệ với Toyota qua:

  • Tổng đài tư vấn: 1800 1524 - 0916 001 524 
  • Email chăm sóc khách hàng: tmv_cs@toyota.com.vn

>> Xem thêm:

Tag: cầu xe là gì, hệ thống phun xăng điện tử là gì, động cơ đốt trong là gì, trục cam là gì, thước lái ô tô là gì, két nước ô tô là gì, momen xoắn là gì, ắc quy ô tô là gì, mã lực là gì, áp suất lốp là gì, phanh tang trống là gì, dây curoa là gì, cruise control là gì, cảm biến oxy là gì

Khám phá thêm về Toyota tại:

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter