Thời hạn đăng kiểm xe ô tô là gì?

Đăng kiểm là thủ tục giúp hợp thức hóa việc lưu thông trong quá trình sử dụng phương tiện. Đăng kiểm bao gồm các hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu và được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo phương tiện tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn vận hành cũng như khả năng bảo vệ môi trường theo quy định. Điều này cũng giúp nhà nước nắm được số lượng và chất lượng xe hiện hành trên cả nước.

Các đơn vị đăng kiểm đều phải đạt tiêu chuẩn về máy móc, thiết bị và đăng kiểm viên. Mỗi lần đăng kiểm, hình ảnh đăng kiểm và thông tin mới về xe sẽ được cập nhật trên hệ thống trực tuyến, dữ liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam, giấy chứng nhận đăng kiểm và tem đăng kiểm.

Tùy vào loại và tuổi thọ phương tiện mà sẽ có thời hạn đăng kiểm khác nhau. Thời hạn đăng kiểm xe ô tô được quy định phụ thuộc vào số chỗ ngồi (4 chỗ, 5 chỗ, 7 chỗ, 9 chỗ,...), thời gian sản xuất xe, có kinh doanh vận tải hay không,...

Thời hạn đăng kiểm xe ô tô

Đăng kiểm xe là quy trình định kỳ (Nguồn: Internet)

Thời hạn đăng kiểm xe ô tô và các phương tiện khác (áp dụng từ 01/01/2025)

TT

Loại phương tiện

Chu kì 

(Tháng)

Chu kì đầu 

Chu kì định kì

1. Ô tô chở người đến 8 chỗ (không tính chỗ lái) - không kinh doanh vận tải

36

 
 

Xe sản xuất đến 7 năm

 

24

 

Xe sản xuất trên 7 năm đến 20 năm

 

12

 

Xe sản xuất trên 20 năm

 

6

2. Ô tô chở người đến 8 chỗ (không tính chỗ lái) - có kinh doanh vận tải

24

 
 

Xe sản xuất đến 5 năm

 

12

 

Xe sản xuất trên 5 năm

 

6

 

Xe đã cải tạo

12

6

3. Ô tô chở người trên 8 chỗ (không tính chỗ lái) và ô tô chở người chuyên dùng

24

 
 

Xe sản xuất đến 5 năm

 

12

 

Xe sản xuất trên 5 năm

 

6

 

Xe đã cải tạo

12

6

 

Xe đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả xe trên 8 chỗ cải tạo thành xe đến 8 chỗ)

 

3

4. Ô tô tải, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc

24

 
 

Xe tải, chuyên dùng, đầu kéo sản xuất đến 7 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc sản xuất đến 12 năm

 

12

 

Xe tải, chuyên dùng, đầu kéo sản xuất trên 7 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc sản xuất trên 12 năm

 

6

 

Xe đã cải tạo

12

6

5. Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ

18

12

6. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ

12

6

7. Xe máy chuyên dùng

18

12

8. Xe mô tô, xe gắn máy

   
 

Xe sản xuất trên 5 năm đến 12 năm

 

24

 

Xe sản xuất trên 12 năm

 

12

 

Xe sản xuất đến 5 năm

 

60

Lưu ý về áp dụng chu kỳ kiểm định:

  • Chu kỳ đầu áp dụng cho các xe mới, chưa qua sử dụng (trong đó năm sản xuất cộng 2 năm ≥ năm cấp giấy kiểm định).
  • Chu kỳ định kỳ áp dụng cho xe không đủ điều kiện để áp dụng chu kỳ đầu hoặc đã qua sử dụng.
  • Xe cải tạo là xe đã chuyển đổi công năng hoặc thay đổi hệ thống lái, phanh (trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ).

 

Nhân viên kiểm tra xe sau khi đưa xe vào dây chuyền đăng kiểm

Chu trình đăng kiểm xe (Nguồn: Internet)

Thủ tục đăng kiểm ô tô

Thủ tục đăng kiểm lần đầu

Theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 47/2024/TT-BGTVT, chủ xe cần nộp 01 bộ hồ sơ đăng kiểm lần đầu trực tiếp tại trung tâm đăng kiểm, hoặc thông qua hệ thống bưu điện, hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến, gồm:

  • Giấy tờ cần nộp:
    • Văn bản đề nghị đăng kiểm ngoài trung tâm theo mẫu số 02 (Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư này) – áp dụng cho trường hợp có yêu cầu;
    • Bản chà số khung và số động cơ của xe;
      Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (với xe sản xuất, lắp ráp trong nước);
    • Bản gốc giấy chứng nhận cải tạo của xe (nếu là xe cải tạo).
  • Giấy tờ cần xuất trình:
    • Một trong các giấy tờ về đăng ký xe: bản chính giấy đăng ký, bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính, hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe;
    • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực/bản sao điện tử có chứng thực của giấy chứng nhận kiểm định (với thiết bị nâng hàng từ 1.000 kg, thiết bị nâng người trên 2m, xi téc chứa chất khí/hóa lỏng hoặc các thiết bị đặc biệt khác được quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP).

Thủ tục đăng kiểm định kỳ

Theo Điều 8 của Thông tư 47, để thực hiện đăng kiểm định kỳ, chủ xe cần nộp 01 bộ hồ sơ đăng kiểm định kỳ gồm:

  • Giấy tờ cần nộp:
    • Văn bản đề nghị đăng kiểm ngoài trung tâm theo mẫu số 02 (Phụ lục VII), nếu có yêu cầu;
    • Bản chà số khung, số động cơ (áp dụng cho xe có thay đổi thông tin).
  • Giấy tờ cần xuất trình:
    • Một trong các giấy tờ về đăng ký xe: bản chính, bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực, hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe;
    • Giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao có chứng thực/bản sao điện tử có chứng thực) với các thiết bị và phương tiện chuyên dụng theo quy định của Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

Thủ tục đăng kiểm đối với xe có chứng nhận đăng ký tạm thời

Theo Điều 9 của Thông tư 47, trường hợp xe có giấy đăng ký tạm thời, chủ xe phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng kiểm gồm:

  • Xe sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc xe nghiên cứu, thử nghiệm:
    • Xuất trình bản chính chứng nhận đăng ký xe tạm thời;
    • Nộp bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng.
  • Xe cơ giới nhập khẩu chạy rà trước thử nghiệm khí thải:
    • Xuất trình bản chính chứng nhận đăng ký tạm thời;
    • Nộp văn bản đề nghị kiểm định an toàn và bảo vệ môi trường, bản thông số kỹ thuật kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực, và bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng từ nhà sản xuất nước ngoài.
  • Xe nhập khẩu khác:
    • Xuất trình bản chính chứng nhận đăng ký xe tạm thời;
    • Nộp bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của nhà sản xuất nước ngoài.

Thủ tục đăng kiểm xe ô tô

Thủ tục đăng kiểm xe ô tô (Nguồn: Internet)

Trình tự, thủ tục đăng kiểm

Trình tự thủ tục đăng kiểm được thực hiên như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ và đưa xe đến đơn vị kiểm định

Tổ chức hoặc cá nhân có phương tiện cần kiểm định chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và mang xe trực tiếp đến cơ sở đăng kiểm để bắt đầu quy trình kiểm định.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra phương tiện

Đơn vị đăng kiểm sẽ tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra giấy tờ và kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện để xác định xe có đạt yêu cầu hay không.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định (hoặc thông báo không đạt)

Nếu phương tiện đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cùng với tem kiểm định dán trên xe. Trường hợp phương tiện không đạt tiêu chuẩn, cơ sở đăng kiểm sẽ thông báo kết quả kiểm định không đạt, nêu rõ nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục.

trình tự đăng kiểm xe ô tô

Trình tự đăng kiểm xe ô tô (Nguồn: Internet)

Quá hạn đăng kiểm xe ô tô mấy ngày thì bị phạt?<

Mức xử phạt ô tô quá hạn đăng kiểm được quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung từ khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Theo đó, điều khiển xe quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng sẽ bị phạt hành chính 3.000.000 - 4.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Trường hợp điều khiển ô tô quá hạn đăng kiểm từ 1 tháng trở lên sẽ bị phạt 4.000.000 - 6.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Ngoài ra, phương tiện quá hạn kiểm định từ 1 tháng trở lên có thể bị tạm giữ khi tham gia giao thông trước khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, chủ xe cần sắp xếp thời gian đăng kiểm đúng hạn để tránh bị xử phạt theo quy định.

Đăng kiểm là điều kiện bắt buộc có chu kỳ nhất định mà chủ phương tiện phải tuân theo cũng như nắm rõ thời hạn đăng kiểm xe ô tô định kỳ, quy trình đăng kiểm, phí đăng kiểm và mức phạt quá hạn đăng điểm.

Bên cạnh đó, quý khách hàng có thể đăng ký lái thử ngay hôm nay để được trải nghiệm trực tiếp các dòng xe Toyota với tiện ích và công nghệ hiện đại. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ với Toyota qua:

Khám phá thêm về Toyota tại:

Facebook | Youtube | Instagram